Hoa anh đào được xem là quốc hoa và thể hiện vẻ đẹp kiên cường, tinh thần bất khuất chung của cả dân tộc Nhật Bản

Trà đạo là một văn hóa truyền thống được lưu giữ qua nhiều nền văn hóa của Nhật Bản

Sushi là một trong những món ăn không bao giờ thiếu trong các bữa ăn của người Nhật. Đặc biệt là những ngày lễ truyền thống… Sushi luôn xuất hiện trên bàn tiệc với đủ màu sắc và mùi vị.

Với người dân Nhật núi Phú Sĩ trở thành "ngọn núi thiêng", "ngọn núi thần" che chở cho nước Nhật, đem đến sự tốt lành, may mắn

Kimono – trang phục truyền thống Nhật Bản được xem là tuyệt tác thanh tao của kỹ thuật nhuộm – dệt với đường nét phù hợp với vóc dáng người Nhật Bản

Thứ Tư, 3 tháng 5, 2017

Bạn đã biết về văn hoa đi tàu điện ngầm tại xứ Phù Tang?

 Tại Nhật Bản, tàu điện ngầm là phương tiện thông dụng không thể thiếu đối với cuộc sống của mọi người, hàng ngày có gần 60 triệu người dân Nhật Bản sử dụng phương tiện này bởi nó khá rẻ, tiện lợi trong khi đấy, hệ thốn tàu ở xứ sở Hoa Anh Đào luôn lỗ lực không ngừng nghỉ của ban quản lý, hành khách mang lại một nét văn hóa độc đáo, đặc trưng riêng. Đối với những bạn du học Nhật Bản, đây có lẽ là phương tiện tốt nhất để khám phá những điểm du lịch hấp dẫn tại xứ Phù Tang.
Ga tàu siêu sạch
 Sàn ga sạch bóng loáng mặc dù không có thùng rác, trừ một số loại thùng rác đặc biệt để tái chế cạnh các máy bán tự động. Ngoài ra các nhà vệ sinh trong hệ thống nhà ga cũng được dọn dẹp liên tục, trang bị các thiết bị công nghệ cao.
Văn hóa hành khách
 Các vạch vàng gần đường ray là nơi hành khách đứng chờ tàu. Tất cả hành khách đều xếp hàng ngay ngắn, trật tự không chen lấn xô đẩy chờ tàu tới. Chính vì vậy ngay cả trong những giờ cao điểm cũng không xảy ra tình trạng hỗn loạn.




Khoang dành riêng cho phụ nữ
 Vào giờ cao đảm, để đảm bảo an toàn cho phụ  nữ, học sinh tiểu học và trẻ em các nhà ga sẽ có khu vực lên tàu riêng cho khoang này, với biển cảnh báo rõ ràng.
Giữ trật tự trên tàu
 Bạn sẽ không phải chịu đựng những cuộc nói chuyện ồn ào, ầm ĩ vì mỗi hành khách đều có ý thức giữ trật tự. Hệ thống tàu đo thì còn đề nghị hành khách chuyến tàu chuyển điện thoại sang chế đô im lặng và hạn chế cuộc nói chuyện điện thoại.
Móc chìa khóa cho phụ nữ mang thai hoặc con nhỏ
 Hệ thống tàu đô thị luôn dành những sự quan tâm đặc biệt nhất cho sức khỏe và các bà mẹ, ngay cả giai đoạn đầu của thai kì khi người khác khó nhận biết được. Hệ thống phát chìa khóa miễn phí này có biểu tượng “ Maternity Mark” cho các bà mẹ để các hành khách trên tàu chú ý tới sự an toàn của họ.
Đội ngũ nhân viên ga tàu
 Luôn sẵn sàng giúp đỡ các hành khách và nghiêm túc trong công việc là tiêu chí hàng đầu đối với nhân viên nhà ga. Công việc hàng ngày của nhân viên nhà ga là đảm bảo việc lên xuống tàu vào giờ cao điểm diễn ra suôn sẻ, an toàn. Trong đó, có một đội nhân viên đặc biệt đẩy càng nhiều người lên tàu càng tốt, tuy nhiên yếu tố an toàn vẫn được đặt lên hàng đầu.
Thẻ bằng chững trễ tàu
 Nhìn chung các chuyến tàu đều hoạt động đúng giờ. Việc tàu chậm trễ hơn 1 phút sẽ được thông báo qua hệ phát thanh công cộng. Nếu chuyến tàu chậm quá 5 phút, nhân viên tàu sẽ phát các thẻ “ bằng chứng tàu trễ giờ” cho hành khách để tránh gặp rắc rối khi tời công sở.

 Xem thêm:  1 sen nhật bằng bao nhiêu tiền Việt  

Thứ Năm, 27 tháng 4, 2017

Khám phá nền nông nghiệp xưa và nay của Nhật Bản

 Nhật Bản đang là đất nước có nền công nghiệp hàng đầu thế giới cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và ứng dụng khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, góp phần thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản chính là nền nông nghiệp và du học Nhật Bản ngành công nghệ sinh học đang trên đà phát triển mạnh mẽ.
 Kể từ sau Minh Trị Duy Tân, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp và đô thị hóa đã ảnh hưởng rất lớn tới nền nông nghiệp Nhật Bản. Tỉ lệ nông dân, đất canh tác cũng như tầm quan trọng của nông nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế đều giảm đi. Ảnh hưởng bởi xu hướng đó nhiều sự kiện và tập quán trong đời sống nông thôn tại Nhật Bản bắt đầu mất đi tầm quan trọng vốn có.


 Nông nghiệp Nhật Bản bắt đầu cùng với việc trồng lúa. Và trong số các loại cây nông nghiệp được trồng ở Nhật Bản từ thời xa xưa còn có lúa mì, lúa mạch, kê, đỗ tương, củ cải. Các nông cụ cổ nhất làm bằng gỗ hoặc đá. Khi kỹ thuật từ lục địa giúp sản xuất ra các dụng cụ bằng sắt, nông nghiệp đạt tiến bộ nhanh chóng và những vùng đất đai bị bỏ hoang suốt thời gian dài được tận dụng để canh tác.
 Từ cuối thời Heian (794-1185), những gia đình có thế lực nổi lên ở các tỉnh và trở nên giàu có nhờ sản xuất nông nghiệp. Khi kiểm soát được chính quyền trong thời Kamakura (1185-1333), họ tỏ ra quan tâm đến nông nghiệp nhiều hơn so với giới cai trị trước đó và khuyến khích nhiều cải tiến. Với sự xuất hiện của nhiều thành phố và thị trấn trong thời Edo (1603-1868), tỉ lệ dân số không làm nghề nông tăng lên và các nông dân bị đòi hỏi phải sản xuất ngày càng nhiều hơn. Tuy nhiên, hơn một nửa số gạo sản xuất ra bị thu dưới hình thức thuế đất đai và nông dân thường xuyên không còn đủ để đáp ứng nhu cầu của bản thân. Họ phải trồng thêm lúa mạch, lúa mì hoặc kê. Sản lượng nông nghiệp tăng lên nhờ những nỗ lực trong 3 lĩnh vực: khai hoang, phân bón và lai giống cây trồng.
Khám phá 10 món ăn không thể bỏ qua khi du học Nhật Bản 2017
 Trong thời kỳ Nhật Bản tích cực hướng tới hiện đại hóa sau Minh Trị Duy Tân, các phương pháp canh tác của phương Tây được nghiên cứu kỹ lưỡng. Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên của đất đai ở Nhật hoàn toàn khác so với ở phương Tây, chỉ áp dụng cách trồng cấy với kỹ thuật của nước ngoài thì không hiệu quả. Do vậy người ta thay đổi trọng tâm, trở lại coi gạo là sản phẩm chính và phát triển những phương pháp thâm canh. Nhà nước lập các trung tâm thử nghiệm để tiến hành lai ghép những loại cây nông nghiệp quan trọng.
 Trong số tất cả các chương trình cải cách sau Thế chiến 2, có lẽ Cuộc cải cách ruộng đất năm 1946 là thành công nhất trong việc tạo ra những thay đổi cơ bản và rộng khắp ở Nhật Bản. Việc phân phối lại đất đai một cách mạnh mẽ đã gần như chấm dứt tình trạng thuê đất vào năm 1949 và kết quả là khoảng 90% đất canh tác do chính người sở hữu tự trồng cấy. Tình trạng thiếu lương thực sau chiến tranh, giá cả cao, sự tồn tại của một chợ đen buôn bán gạo và lạm phát trong xã hội khi đó chính là những yếu tố tạo thuận lợi cho các nông dân Nhật Bản. Nói chung họ trả nợ cho diện tích ruộng đất mới của mình khá dễ dàng và bắt đầu đầu tư vốn để hợp lý hóa nông nghiệp.



Chính phủ giúp đỡ nhà nông bằng cách lập các chương trình hỗ trợ giá, nhất là đối với gạo. Chính phủ cũng dành sự ủng hộ mạnh mẽ cho các trường kỹ thuật nông nghiệp, các trung tâm thử nghiệm và các chương trình mở rộng. Các hợp tác xã nông nghiệp đẩy mạnh những hoạt động tích cực kể trên của chính phủ bằng cách cho vay với lãi xuất thấp và tiến hành tiếp thị theo nhóm ở cấp độ làng xã. Kết quả cuối cùng là hình thành một lực lượng nông dân tương đối dư giả, có học thức, được ưu đãi và có vốn cần thiết để mua giống mới cũng như phân bón để tăng sản lượng, đồng thời mua máy móc để giảm bớt nhu cầu về lao động.
  Nhật Bản bắt đầu bị thiếu lao động vào cuối thập niên 50, sau khi bắt đầu tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Nhu cầu lớn về lao động tại các trung tâm công nghiệp đô thị khiến cho ngày càng nhiều người rời bỏ nông thôn. Một phần lớn trong lực lượng làm nghề nông khi đó là những người trên 45 tuổi. Bên cạnh đó, rất nhiều người chỉ làm nghề này theo thời vụ và hơn một nửa lực lượng lao động là phụ nữ. Xu hướng đi xuống này kéo dài cho tới tận nay. Nếu năm 1960, 26,8% lực lượng lao động là nông dân thì đến năm 1995 chỉ còn 5,1%. Năm 1965, thu nhập từ nông nghiệp của mỗi hộ gia đình nông dân còn chiếm 48% tổng thu nhập, nhưng đến năm 1996 chỉ còn là 21,1%. Theo thống kê của Bộ nông-lâm-ngư nghiệp, tổng thu nhập bình quân mỗi năm của một hộ gia đình nông dân Nhật Bản trong năm 1996 là 6.647.400 yên, tính theo tỉ giá khi đó là vào khoảng 64.000 đôla.
Dường như nông nghiệp Nhật Bản không thể thành công nếu không có sự phổ biến của máy móc, hóa chất và những thiết bị giúp tiết kiệm lao động. Hiện tại việc canh tác hầu như được làm bằng máy. Các phương pháp canh tác truyền thống nhanh chóng nhường chỗ cho các máy cày, máy ủi và nhiều loại máy móc khác. Nhờ tất cả những yếu tố đó, tổng sản lượng gạo của Nhật Bản tăng từ 9,5 triệu tấn trong năm 1950 lên 13 triệu tấn vào năm 1975. Song mức tiêu thụ gạo tính theo đầu người đã giảm đi và chính phủ đang lo ngại với nhiều vấn đề như sản xuất quá nhiều và tồn kho quá lớn. Các nông dân được khuyến khích, có khi được trợ cấp, để chuyển từ trồng gạo sang các loại khác. Chính sách điều chỉnh sản xuất của chính phủ đã khiến bị thiếu gạo vào năm 1993 vì sản lượng gạo quá thấp. Những thay đổi về thói quen ăn uống của người Nhật cũng làm tăng mức sản xuất thịt, các sản phẩm sữa và rau quả.

 Xem thêm:  1 sen nhật bằng bao nhiêu tiền Việt  

Chủ Nhật, 23 tháng 4, 2017

Khám phá 10 món ăn không thể bỏ qua khi du học Nhật Bản 2017

 Ngoài việc được học tập và làm việc trong một môi trường hiện đại, giáo dục chất lượng cao, tiếp xúc với nền văn hóa đa dạng trên khắp thế giới...Bạn còn có cơ hội thưởng thức những món ăn ngon không thể bỏ qua khi đi du học Nhật Bản 2017

Sushi


 Tại Nhật Bản, đây là món ăn truyền thống đặc trưng và không thể thiếu trong các bữa ăn của người Nhật. Trong những ngày lễ truyền thống, Sushi được bày trên các bàn tiệc với đầy đủ các màu sắc, mùi vị khác nhau. Nguyên liệu để làm món Sushi là cơm trộn dấm kết hợp với các thành phần thức ăn khác như hải sản tươi sống, cá sống, rau củ, trứng cá và mù tạt (wasabi).

Yudofu

 Những ai đã đến tham quan, học tập tại thành phố Kyoto thì không thể bỏ qua món Yudofu. Nhìn bề ngoài thì khá giống với món đậu phụ của Việt Nam nhưng qua cách chế biến của người Kyoto lại có hương vị hoàn toàn khác. Khi ăn dùng kèm với hai loại gia vị đó là Ponzu và layfuzu kosho.

Tempura

 Tuy không nổi tiếng và được nhiều người biết đến nhưng với hương vị đặc trưng, mới lạ tempura được rất nhiều người yêu thích. Thành phần chính của món này là cá theo mùa, tôm, các loại rau củ.

Sukiyaki


>> Điểm danh 10 món bánh nổi tiếng của Nhật Bản
>> Đi du học Nhật Bản cùng những trải nghiệm vô cùng thú vị
 Món ăn này được chế biến ngay trên bàn ăn bằng cách nấu những lát thịt bò xắt mỏng kèm với các loại rau, mì sợi và đậu phụ. Các thành viên trong gia đình ngồi quây quần cùng nhau thưởng thức món ăn Sukiyaki thơm ngon.

Sashimi

 Sashimi là một trong những món ăn truyền thống của xứ sở Hoa Anh Đào. Thành phần chính của món ăn này là các loại hải sản tươi sống. Để đảm bảo sự tươi ngon trong từng miếng Sashimi, ngay sau khi bắt hải sản bằng dụng cụ riêng biệt thì phải xử lý luôn theo đúng quy trình.

Miso katsu

 Bạn sẽ có cơ hội thưởng thức rất nhiều món ăn ngon khi đi du học Nhật Bản tại vùng Nagoya. Nổi tiếng đó là món Miso katsu. Món ăn này có nguồn gốc từ Châu Âu. Thành phần chính của món Miso katsu là thịt lợn. Cách làm món này khá đơn giản. Nhúng thịt lợn qua bột, sau đó thả vào chảo dầu, chiên giòn vàng đều 2 mặt. Khi ăn thì ăn kèm với nước sốt có vị cay cay ngọt ngọt.

Kaiseki Ryori

 Món ăn Kaiseki Ryori có thành phần chính là các loại rau cá kết hợp với gia vị được làm từ rong biển và nấm. Mùi vị rất đặc biệt và hấp dẫn.

Tonkatsu

 Đây là món ăn khá nổi tiếng tại xứ Phù Tang. Với nguyên liệu chính là thịt thăn lợn và bột chiên. Cách chế biến món này rất đơn giản. Thái lát thịt lợn dày khoảng 2 cm, sau đó ướp muối, tiêu và rắc một ít bột mỳ lên trên. Tiếp theo là nhúng vào trứng, tẩm bột chiên xù cho vào chảo rán. Khi ăn thì ăn kèm với bắp cải và súp miso.

Lẩu Nhật

 Vào mùa động, đây là một trong món ăn ưa thích nhất và có nhiều đặc điểm giống lẩu tại Việt Nam. Thành phần chính là hải sản, thịt gà, thịt bò và các loại rau củ. Tùy từng sở thích của từng người mà lựa chọn cho phù hợp. Thưởng thức lẩu Nhật vào những ngày mùa đông giá rét thì thật tuyệt vời và ấm cúng.

Sanuki udon

 Chắc chắn bạn không thể bỏ qua món mì Sanuki udon khi đến thăm hoàn đảo Takamatsu của Nhật. Đặc biệt là không thể nào quên được vị ngọt thanh mát, sợi mỳ trắng ngà, dai giòn, bóng mượt được làm từ bột lúa mỳ sinh trưởng trên đảo. Thành phần chính gồm mỳ sợi, đậu rán, hành lá và tempura.

>>  1 sen nhật bằng bao nhiêu tiền Việt  

Thứ Năm, 20 tháng 4, 2017

Giới thiệu nghệ thuật gấp giấy Origami tại Nhật Bản

 Khi bạn đã yêu thích đất nước và muốn đi du học Nhật Bản cũng những trải nghiệm thú vị chắc chắn phải biết đến môn nghệ thuật đã đi vào nét đẹp văn hóa Nhật Bản - nghệ thuật gấp giấy Origami. Hãy cùng ThangLong OSC tìm hiểu thêm thông tin về Origami để biết nhiều hơn về môn nghệ thuật đặc trưng này nhé!
Tổng quát về Origami
 Origami được dùng từ năm 1880, được kết hợp từ những cách gấp đơn giản để biến miếng giấy hình chữ nhật (2 chiều), mà thường là hình vuông, thành những hình phức tạp (3 chiều), không cắt dán trong quá trình gập. Đây cũng là xu hướng của Origami hiện đại.
 Từ khi được xuất hiện, môn nghệ thuật này đã trở thành trò giải trí truyền thống của người dân Nhật Bản và dần phổ biến trên thế giới. Do vật liệu của môn này khá đơn giản nên nó dễ dàng được yêu thích ở bất cứ nơi đâu. Rất nhiều người dân Nhật Bản yêu thích trò chơi này ở nhà cũng như ở trường học.


 Cũng có nhiều ý kiến cho rằng Origami được bắt nguồn từ Trung quốc khoảng 2000 năm trước nhưng điều này không hề đúng. Quan niệm này được phỏng đoán dựa trên việc cho rằng Origami bắt đầu có ngay sau khi phát minh ra giấy, chẳng có chứng cớ nào xác minh điều này. Giấy của triều Hậu Hán chẳng cho ta thấy chút bóng dáng nào về Origami.
 Hiện nay, mọi người đã sáng tạo ra rất nhiều kiểu loại, mẫu mã và màu sắc khác nhau khi làm Origami. Những hình Origami quen thuộc hơn gọi là Orizuru và Yakko-san đã mô tả trong ukiyoe hay những đoạn của hình gấp trên kimono từ thế kỷ 18. Thật sự, Yakko-san không sống vào thời kỳ này.Cách gấp này cũng được gọi là Komoso.
Origami cũng nói về một nghi thức của giới Samura bắt nguồn từ những gia đình như Ogawara, Ise, Imagawa, và những gia đình khác. Ocho Mecho, hay Noshi, đó cũng là một phần trong nghi thức Origami này. Có rất nhiều hình được gấp với nhiều mục đích khác nhau. Những mẫu origami phức tạp có thể dùng lá kim loại mỏng thay vì giấy thường để có thể giảm độ dày của mẫu gập. Origami hiện đại thay đổi rất nhiều, các mẫu thường được gấp khi ướt (gấp ướt) hoặc sử dụng vật liệu ngoài giấy và lá kim loại. Người Nhật xem origami như một phần văn hoá và truyền thống đất nước hơn là một hình thức nghệ thuật.
 Từ khi được hình thành, môn nghệ thuật gấp giấy đã chiếm được rất nhiều cảm tình của người dân xứ sở Hoa Anh Đào. Ngày nay, Origami đã trở thành một biểu tượng nghệ thuật, nét đẹp văn hóa của Nhật Bản được đông đảo người dân trên thế giới yêu thích.

Thứ Hai, 17 tháng 4, 2017

Tại sao người Nhật không bao giờ ăn xin dù nghèo đói?

 Nổi tiếng là quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ hàng đầu thế giới chính vì vậy, sinh sống, học tập và làm việc tại Nhật Bản là ước mơ của rất nhiều người cũng như các bạn trẻ trên thế giới. Người Nhật luôn được biết đến có tính cần cù, chịu khó với tính kỷ luật cao nhưng không phải vì thế mà đất nước này không có sự phân cấp giàu nghèo, không có người vô gia cư, thiếu ăn từng bữa. Tuy nhiên, chắc chắn không bao giờ bạn nhìn thấy cảnh những người ăn xin trên đường phố xứ sở Hoa Anh Đào. Tại sao người Nhật không bao giờ ăn xin dù nghèo đói? Hãy cùng tìm hiểu lý do qua bài viết dưới đây!
>> Khám phá Nagano-Nóc nhà của Nhật Bản
>> Đi du học Nhật Bản cùng những trải nghiệm vô cùng thú vị
 Vì lòng tự trọng và nhân phẩm của mình người Nhật sẽ chẳng bao giờ ngửa tay xin ăn cho dù nghèo khó. Tại Tokyo, theo số liệu thống kê mới nhất hiện nay có khoảng 2.000 người vô gia cư, nhưng sẽ chẳng bao giờ có cảnh người tàn tật ra đường ngửa tay xin tiền, hay bạn cũng sẽ chẳng thấy đứa trẻ nào ngả mũ xin ăn bời vì họ cảm thấy làm vậy mình sẽ mất đi lòng tự trọng hay nhân phẩm của bản thân.


 Hầu hết, những người vô gia cư tại Nhật đều đã có tuổi và một số người tuổi trung niên. Vì một số lý do nào đấy khiến cuộc đời họ đi theo lối rẽ này để sống trên đường phố. Chính phủ Nhật Bản cũng có những chính sách đại ngộ đặc biệt giành cho những người vô gia cư, chương trình này được gọi là “trợ cấp nhân sinh”.
 Nếu người vô gia cư cảm thấy không đủ điều kiện sinh sống hàng ngày có thể đến chính quyền địa phương để xin trợ cấp dưới chính sách này, hàng tháng người vô gia cư và người nghèo có thể nhân lên tới 120.000 Yên (gần 1.000 USD), đủ để trang trải cuộc sống ở mức tối thiểu. Tuy nhiên, rất nhiều người đã không nhận sự trợ cấp từ chính sách nhân đạo bởi vì họ cảm thấy làm vậy mình sẽ mất đi lòng tự trọng hay nhân phẩm của bản thân.
 Theo giáo sư Shimada tại đại học Keio trả lời về vấn đề này rất đơn giản: “Thứ nhất, người Nhật Bản rất tự trọng, họ thà chết đói chứ không xin của bố thí. Thứ hai, những người ăn xin luôn là đối tượng bị coi thường nhất tại Nhật Bản và cuối cùng, tinh thần võ sĩ đạo Samurai của Nhật Bản không cho phép họ làm vậy. Họ luôn có một tâm niệm rằng: Một người cho dù đến bước đường cùng cũng không bao giờ nhụt chí”.

 Xem thêm:  1 sen nhật bằng bao nhiêu tiền Việt  

Thứ Ba, 11 tháng 4, 2017

Khám phá Nagano - Nóc nhà của Nhật Bản

 Nhật Bản là đất nước có nền văn hóa độc đáo, ấn tượng cùng rất nhiều điểm đến tuyệt đẹp không thể bỏ qua khi đến Nhật Bản đã hấp dẫn thu hút rất nhiều du khách đến chiêm ngưỡng, tham quan. Được mệnh danh là nóc nhà của Nhật Bản, Nagano là một tỉnh nằm ở miền trung của Nhật Bản, thuộc vùng Chūbu, trên đảo Honshū, xung quanh có rất nhiều ngọn núi cao trên 3000m.

Thành phố sống cùng với núi cao

 Được xem là "mái nhà" của Nhật Bản, được rất nhiều ngọn núi cao bao xung quanh chính vì lẽ đó mà nơi đây có khí hậu ấm áp hơn nhiều so với những khu vực khác vào mùa hè cũng như mùa đông là nơi có tuyết rơi nhiều nhất tại xứ Phù Tang. 


Mỗi khi mùa đông đến, tại Nagano sẽ có luồng không khí lạnh từ Xibêri thổi qua biển Nhật Bản đã biến hơi nước thành tuyết và rơi xuống.

Vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt mỹ

 Nhiệt độ trung bình của Nagano có thể lên tới 35 độ c trong khi nhiệt độ vào những buổi sáng sớm mùa hè hoặc đêm mùa đông lạnh giá có thể giảm xuống tới âm 2 độ c.
 Chính vì sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn này mà nơi đây cũng có sự thay đổi đáng kinh ngạc về tạo hóa thiên nhiên theo từng mùa.


 Mỗi khi mùa xuân về, hoa anh đào và hoa táo nở rộ tạo nên một khung cảnh vô cùng thơ mộng. Bạn có thể tận hưởng những làn gió mát thổi từ cao nguyên cùng rặng thông vào mùa hè. Vẻ đẹp của các ngọn núi càng được tôn lên nhờ cảnh lá đỏ rực rỡ...Trong khi mùa đông mang đến niềm vui được trượt tuyết xuống những sườn núi. 
 Nhờ vẻ đẹp thiên nhiên độc đáo theo từng mùa, Nagano đã trở thành điểm đến du lịch vô cùng thú vị gồm những địa điểm tắm suối nước nóng và khu trượt tuyết, rất gần 3 trung tâm đo thị lớn của Nhật Bản là Tokyo, Osaka và Nagoya.


Môn thể thao thu hút du khách đến với vùng đất này chính là Trượt băng và trượt tuyết, những môn thể thao phổ biến đối với người dân Nagano từ thời Thế chiến 2
 Ngoài ra, Nagano còn thu hút du khách nhờ các điểm du lịch như : Đền Suwa Taisha ,Thành Matsumoto,Chùa Zenkō Hồ Kizaki, Hồ Suwa, Núi Kirigamine. 
>> Tham khảo Những điều cần biết về thủ tục xin cấp visa đầu tư kinh doanh khi du học Nhật Bản

Chủ Nhật, 9 tháng 4, 2017

Tìm hiểu trò chơi truyền thống tại Nhật Bản - Kendama

Bạn yêu thích con người, văn hóa, nền kinh tế phát triển mạnh mẽ cùng hệ thống giáo dục chất lượng cao thế giới của xứ sở Hoa Anh Đào. Nếu bạn đang có nhu cầu đi du học Nhật Bản vừa học vừa làm chắc chắn sẽ không biết về trò chơi truyền thống tại Nhật Bản - Kendama. Công ty tư vấn du học Nhật Bản Thang Long OSC, xin chia sẻ một số thông tin về trò chơi truyền thống, nét đẹp văn hóa Nhật Bản qua bài viết dưới đây nhé!
Kendama là gì ?

Đây là một loại đồ chơi bằng gỗ truyền thống ở Nhật Bản, gồm một tay cầm (ken) có hình dạng như thanh kiếm nối với một quả bóng (tama) bằng một sợi dây. Bên trong quả bóng có một lỗ thông với đầu nhọn của tay cầm, hai bên tay cầm còn có 2 chén lõm với kích thước khác nhau và một chén lõm nhỏ hơn nằm ở phía đuôi của tay cầm.


Tìm hiểu trò chơi truyền thống tại Nhật Bản - Kendama

Lịch sử hình thành

Năm 1980, Kendama chính thức được Nhật Bản đưa vào hoạt động như một môn thể thao chuyên nghiệp, với hệ thống quy chuẩn riêng về dụng cụ và khung đánh giá mức độ người chơi. Có giả thuyết cho rằng, trò chơi này được khởi nguồn từ thế kỷ 16 tại Pháp nhưng cũng có quan điểm nghĩ rằng trò chơi này là thành quả sáng tạo của người Hy Lạp hay người Trung Quốc.

Tuy nhiên, vào thời kì Edo (1603-1868) tại thành phố thương mai tự do duy nhất bấy giờ là Nagasaki, Nhật Bản được tin Kendama xuất hiện từ đây.

Từ sao năm 1945, Kendama được bán trong các cửa hàng bán kẹo cùng với các đồ chơi phổ biến khác như menko, bidama và beigoma.
Cách chơi Kendama

Có lẽ, ấn tượng ban đầu với mọi người trò chơi này tương đối đơn giản nhưng thực chất trò chơi này có tới hơn 1000 kĩ thuật đi kèm và để điều chỉnh quả bóng đi theo ý mình không hề đơn giản chút nào.

Ngoài giải thưởng của Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ được trao cho người chiến thắng của cuộc thi kendama cho học sinh tiểu học, có những giải thi đấu cho cả sinh viên và người lớn được tổ chức trên khắp đất nước Nhật Bản.

Với mong muốn phát triển kendama trở thành môn thể thao nổi tiếng trên toàn thế giới, Hiệp hội Kendama Nhật Bản thông qua hàng loạt các hoạt động thúc đẩy giao lưu văn hóa và tuyên truyền cho Kendama.


Hiện nay, Kendama được sản xuất với số lượng nhiều nhất thế giới mà Nhật Bản còn thiết kế ra rất nhiều kiểu dáng Kendama khác nhau: “kendama bóng chày” được làm hoàn toàn thủ công mang hình dạng của gậy đánh bóng chày; “kendama kinh dị” có một khuôn mặt đáng sợ được vẽ trên quả bóng.

Thứ Năm, 30 tháng 3, 2017

"Điểm danh" 10 món bánh nổi tiếng của Nhật Bản

 Các bạn sinh viên quốc tế lựa chọn Nhật Bản làm điểm đến để thực hiện ước mơ của mình, không chỉ được học tập trong hệ thống giáo dục chất lượng cao mà còn có cơ hội thưởng thức các loại bánh thơm ngon mang đặc trưng của xứ sở Hoa Anh Đào. Hương vị tươi ngon, tinh khiết, nhẹ nhàng của bánh sẽ khiến ai ăn không bao giờ quên được. Hãy cùng ThangLong OSC - đại diện tuyển sinh du học Nhật Bản tại Việt Nam, khám phá thêm những loại bánh hấp dẫn mang đậm nét văn hóa Nhật Bản nhé!

Bánh gạo Mochi


Bánh gạo Mochi là loại bánh truyền thống của xứ Phù Tang được làm trong các dịp lễ tết mang ý nghĩa may mắn, trường thọ. Bánh có hình dạng tròn, màu trắng của bột gạo hoặc các màu của hoa quả rất bắt mắt như vàng, xanh, hồng. Nhân bánh được làm từ trà xanh, đậu đỏ hoặc dâu tây. Bánh Mochi có vị ngọt dịu và mềm rất dễ ăn.

Bánh gạo hoa Anh Đào


 Bánh được làm từ một loại gạo đặc biệt của Nhật Bản có màu hồng phớt. Bánh gạo có vị mặn nhẹ nhàng hòa quyện cùng hương vị của cánh hoa Anh Đào. Bánh gạo Hoa Anh Đào rất thu hút các bạn trẻ và du khách trên thế giới với vẻ ngoài hấp dẫn, dễ ăn.

Trà xanh - Matcha


 Bánh có màu xanh đặc trưng của lá trà xanh. Hương vị thanh khiết và không qua ngọt rất dễ ăn, phù hợp với những bạn đang ăn kiêng nhé! Bánh Matcha nổi tiếng với các loại như Yogurt Matcha Cheese,  Matcha Tiramisu

Nama Chocolate


Món ăn này sẽ rất phù hợp cho các tín đồ Chocolate. Vị cacao nguyên chất phủ trên bề mặt bánh hòa quyện cùng hương vị bánh nhẹ nhàng, mềm mại mang lại sự thích thú cho người ăn. Có rất nhiều vị bánh khác nhau như trà xanh, dâu tây...tùy sở thích của từng người.

Bánh ngọt Wagashi – vẻ đẹp tự nhiên


 Bánh ngọt Wagashi - là món bánh truyền thống lâu đời của xứ sở Hoa Anh Đào, được làm từ bột nếp đặc biệt của Nhật Bản và nhân bánh có đậu đỏ, hoa quả. Món bánh này thường được dùng trong các buổi tiệc trà đạo, làm rất cầu kỳ và trang trí rất đẹp mắt. Các loại bánh được làm từ cảm hứng thiên nhiên như hoa lá, cây cỏ.

Bánh rán Doremon


 Những bạn là fan của truyện tranh Doremon chắc chắn sẽ biết đến loại bánh này, đây là món khoái khẩu của chú mèo máy Doremon tốt bụng. Bánh được làm từ các thành phần như bột mỳ và trứng, nhân được làm từ đậu đỏ, khoai môn hoặc đậu xanh tùy vào khẩu vị của từng người. Sau khi nướng lên bánh rất mềm, xốp và ngon. Đi du học Nhật Bản 2017 mà không thưởng thức món ăn độc đáo này thì thật đáng tiếc.

Bánh nướng Takoyaki


 Bánh có hình cầu được làm từ bột mì và nhân bánh có bạch tuộc băm. Tùy từng sở thích của người ăn mà bánh sẽ được rắc thêm một số gia vị và nước sốt rất ngon và thơm.

Bánh Namagashi


Bánh được lấy cảm hứng từ thiên nhiên nên hình dạng bánh được trang trí rất hấp dẫn từ thiên nhiên, cây cỏ và hoa lá. Bánh Namagashi mô phỏng cho 4 mùa tại Nhật: Xuân, Hạ, Thu, Đông và thường được dùng để biếu tặng trong những dịp lễ đặc biệt của người Nhật.

Bánh xèo Okonomiyaki Nhật Bản


 Bánh được làm từ bột gạo và nhiều nguyên liệu khác nhau tùy sở thích của tường người, được ăn kèm rau sống mang lại cảm giác thanh mát, dễ chịu. Đây là loại bánh đặc trưng cho vùng Hiroshima và Kansai.

Bánh su nhân đậu đỏ Choux Cream



Cảm giác thơm ngon, tan chảy ngay sau khi đưa vàng miệng đã khiến người ăn say mê ngay trong lần đầu thưởng thức món bánh su nhân đậu đỏ Choux Cream.
 Bạn sẽ thật sự hối tiếc nêu không thưởng thức những loại bánh ngon tuyệt sắc khi đi du học Nhật Bản tại trường Nhật Ngữ Saitama. Hi vọng, sau bài viết này các bạn sẽ hiểu biết hơn về nền văn hóa của xứ sở Hoa Anh Đào nhé!

 Xem thêm:  1 sen nhật bằng bao nhiêu tiền Việt  

Thứ Tư, 22 tháng 3, 2017

Phong cách giao tiếp và ứng xử của người Nhật Bản

Các bạn trẻ đang có nhu cầu đi du học Nhật Bản hay xuất khẩu lao động đều nên tìm hiểu về Phong cách giao tiếp và ứng xử của người Nhật Bản để sớm có thể hòa nhập với cuộc sống, môi trường làm việc tại xứ sở Hoa Anh Đào. Công ty tư vấn du học uy tín Thang Long OSC xin chia sẻ với các bạn một số thông tin hữu ích dưới đây nhằm có thêm kiến thức vững chắc trên con đường thực hiện ước mơ của mình.
Phong cách giao tiếp và ứng xử trong công việc

Tại Nhật Bản, các mối quan hệ được phân định theo đẳng cấp dọc khá phức tập cho nên người Nhật có quan niệm về sự bình đẳng không giống như những đất nước khác. Hầu hết, các mói quan hệ ở xứ Phù Tang theo khuynh hướng người trên kẻ dưới. Lòng trung thành với cấp trên và công ty được người Nhật coi như một phẩm chất cao quý.

Việc chấp hành các kỷ luật và tôn trọng cấp trên như tôn trọng những người có thâm niên là nền tảng cho mối quan hệ ở trong công ty. Trước khi thiết lập mối quan hệ với ai đó, người Nhật cần biết được cấp bậc của người đấy để có cách cư xử đúng phép tắc nhất. Danh thiếp phải được trao và nhận bằng hai tay.

Đối với người Nhật, họ rất coi trọng việc được người khác trông đợi tấm danh thiếp của mình và ngắm ngía nó ngay sau khi nhận. Sau khi gặp gỡ, bạn nên cho danh thiếp vào ví và không được nhét vào túi quần sau như một cách thể hiện phép lịch sự, tôn trọng.



Phong cách giao tiếp và ứng xử của người Nhật Bản

Tại xứ sở Hoa Anh Đào, mọi người rất tôn trọng sự đoàn kết tập thể và luôn có thái độ ôn hòa giải quyết công việc. Đối với người Nhật, việc đối đầu hợp tác là một điều tối kỵ. Quan điểm của người Nhật chính là thành công là nỗ lực của cả nhóm và không ai có thể tự thành công.
Phong cách ứng xử và giao tiếp trong cuộc sống

Người Nhật luôn khiến mọi người cảm thấy thân thiện, vui vẻ khi luôn tỏ thái độ kính trọng đối với người khác, khiêm tốn với bản thân mình và đặc biệt luôn giữ nụ cười trên môi. Trong sinh hoạt hàng này, người Nhật rất ngại làm phiền người xung quanh và luôn cân nhắc xem việc đó có ảnh hưởng tới người khác hay không. Điều này đã rèn nên tính tự lập, chịu được áp lực cao trong công việc của người Nhật.

Sự nhường nhịn luôn là phẩm chất đáng quý, đặc trưng của người Nhật. Bạn sẽ luôn thấy người Nhật nói lời cảm hơn khi được nhận sự giúp đở hay lời xin lỗi khi trót gây ra lỗi với người khác. Con người Nhật luôn quan tâm đến mọi người và luôn có nguyên tắc trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày:

- Luôn ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng.

- Giữ gìn các chuẩn mực đạo đức xã hội và phép tắc trong sinh hoạt, đặc biệt là không có hành vi làm phiền đến người khác.

- Chú ý giữ yên tĩnh trong sinh hoạt về ban đêm, không nói lớn và ồn ào làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.

- Người Nhật hiếm khi bày tỏ thái độ gay gắt, bất bình.

Song song với những nguyên tắc, các ứng xử trong giao tiếp, người Nhật còn có những điều cấm kỵ sau:

- Không nói chuyện ồn ào, khạc nhổ bừa bãi và vừa đi vừa ăn khi đi trên phố.

- Không đi thăm người ốm mà tặng hoa trà hoặc những hoa có chậu vì người Nhật cho rằng điều đấy không tốt.

- Không tặng khăn mùi xoa cho mọi người vì điều này tượng trưng cho sự cắt đứt quan hệ.

- Không nên tùy tiện biếu trà cho người khác, đây là lễ vật mà người Nhật đáp lễ sau khi cúng bái.

Hi vọng với những chia sẻ trên, sẽ giúp các bạn du học sinh hiểu hơn về các phong tục tập quán của người Nhật. Từ đó, biết được cách cư xử sao cho đúng mực và phù hợp với văn hóa Nhật Bản. Để biết thêm thông tin chi tiết về các chương trình đi du học Nhật Bản hay đi xuất khẩu lao động Nhật Bản 2017 bạn vui lòng liên hệ Trung tâm tư vấn du học Nhật Bản uy tín Thang Long OSC theo địa chỉ sau:

Công ty Cổ phần Đầu tư và Hợp tác quốc tế Thăng Long

Địa chỉ: số 7, tầng 8 tòa nhà Hội LHPN, đường Tôn Thất Thuyết , Cầu Giấy, Hà Nội

ĐT:  0981057683 – 0981052583

Thứ Ba, 7 tháng 3, 2017

Mùa hoa tình yêu tại Đất nước Mặt trời mọc

Nhật Bản nổi tiếng là quốc gia có nét đẹp thiên nhiên hùng vĩ, với mỗi thời điểm nơi đây lại có những cảnh đẹp của riêng mình. Tháng 5 tới, các bạn trẻ tại Nhật Bản lại tìm đến công viên Ashikaga để thể hiện tình yêu của mình một cách thật lãng mạn, họ cầu hôn dưới những vòm hoa tình yêu tím biếc mang tên Tử Đằng hay còn có tên gọi khác là hoa Fuji.

Bất kỳ ai cũng mong chờ Mùa hoa tình yêu tại Đất nước Mặt trời mọc này mau đến thật nhanh để cùng tận hưởng thiên đường này. Đối với các bạn du học sinh vừa được học tập trong môi trường chất lượng quốc tế vừa được khám phá một đất nước hoàn toàn mới xinh đẹp thì thật là điều tuyệt với nhất.

Vườn hoa Tử Đằng kết hợp cùng cánh đồng hoa Chi Anh đã hút chân du khách với tần xuất ngày càng nhiều với thời điểm này. Rất nhiều du khách đã bày tỏ niềm cảm xúc của mình sau chuyến đi khám phá xứ sở Hoa Anh Đào vào tháng tình yêu này


Mùa hoa tình yêu tại Đất nước Mặt trời mọc

Chương trình du học Nhật Bản kỳ tháng 4 có gì mới?
Một du khách đã chia sẻ: “Tôi rất thích Nhật Bản, thích mùa hoa Anh Đào và Tử Đằng, nhưng đặc biệt là bạn phải có “cái duyên” nếu đi trễ thì bạn đã hoài công. Đi dưới những tán hoa Anh Đào và Tử Đằng cảm giác thật tuyệt, như lạc vào chốn thiên đường tím vậy.”

Bạn sẽ tìm thấy vô số thông tin và hình ảnh tuyệt đẹp về loại hoa này trên rất nhiều phương tiện khác nhau. Ít có ai biết rằng loài hoa này lại thuộc họ đậu. Xuất phát từ Nhật Bản và Trung Quốc, hoa Tử Đằng đã đến với các nước Phương Tây và những nơi có khí hậu mát lạnh, nhưng hoa chỉ đẹp nhất tại quê nhà - Nhật Bản.

Mùa hoa tình yêu tại Đất nước Mặt trời mọc


Công viên Ashikaga chính là thiên đường màu tím bao phủ khắp nơi bởi những bức rèm hoa khổng lồ, dường như chỉ dành cho những đôi tình nhân dạo bước bên nhau giữa công viên rộng đến 8.2ha. Ở đây, ngoài hoa Tử Đằng có màu tím và trắng, còn có các màu hoa Tử đằng khác như xanh, hồng, vàng…. Hoa đã làm cho đất nước Mặt trời mọc trở nên hấp dẫn đặc biệt, không chỉ bởi sắc màu mà còn bởi thông điệp về tình yêu bất diệt của Tử Đằng tím lung linh.

Hoa Chi Anh hay Shiba Zakura ai cũng phải nhớ và gắn liền với Cánh đồng hoa Chi Anh nằm ở Hitsuji, vùng Chichibu, tỉnh Saitama, cách thủ đô Tokyo khoảng 2 giờ đi ôtô. Cánh đồng hoa Chi Anh nằm ngay khu vực trũng nhất để du khách có thể dễ dàng thu vào tầm mắt toàn cảnh cánh đồng hoa đẹp nhất từ trên cao.


Mùa hoa tình yêu tại Đất nước Mặt trời mọc

Bạn sẽ cảm nhận được sự hấp dẫn của những thảm hoa khi được chia thành nhiều ô khác nhau với màu sắc hồng đậm, nhạt. Hoa nở rộ tại hồ Motosu và đã tạo nên một lễ hội hoa Chi Anh hấp dẫn nhất vùng. Lễ hội diễn ra từ ngày 19/4 – 1/6/2014 tại khu vực Fuji Motosuko Resort. Bạn muốn có những bức ảnh đẹp mang sắc hồng lãng mạn, hãy đến ngay Nagoya, nơi màu hồng hoa Chi Anh điểm tô cho ngọn núi thiêng Phú Sĩ vốn đã hấp dẫn càng hấp dẫn hơn.

Chủ Nhật, 5 tháng 3, 2017

Thưởng thức mùa lá đỏ tại Kyoto

Nhật Bản là quốc gia hội tụ đầy đủ rất nhiều vẻ đẹp thiên nhiên mà khó nơi nào có được. Một quần đảo núi lửa nằm gần như hoàn toàn trong vòng đai ôn đới với bốn mùa rõ rệt. Tại Nhật Bản bạn sẽ được ngắm Hoa Anh Đào vào mùa xuân, hạ sang thu đến Nhật Bản chuyển mình sang sắc đỏ của rừng phong.
Du học Nhật Bản tại Học viện Quốc tế Kyoto

Mùa lá đỏ còn được gọi là mùa thu, những màu sắc rực rỡ của lá phong sẽ được nhuộm khắp nơi cùng lá thích và những hàng ngân hạnh. Trên mọi con đường, bạn sẽ cảm nhận được nét đẹp biến chuyển từ màu xanh thẫm sang vàng ươm, rồi lại hóa thành đỏ rực từ lá cây mang lại sự thanh bình kết hợp sự thích thú, ấn tượng. Đây có lẽ là thời khắc thích hợp nhất để các bạn du học sinh đi du học Nhật Bản yêu thích chụp ảnh sẽ ghi lại những khoảnh khắc đẹp nhất của mùa thu.

Một trong những địa điểm giúp các bạn có thể cảm nhận được trải nghiệm cảnh sắc mùa thu tuyệt vời nhất đó là Kyoto - Một cố đô lớn nhất của Xứ sở Hoa Anh Đào, nơi lưu giữ những kho báu vô giá và truyền thống vượt trội không thay đổi qua nhiều thế kỷ tại Nhật Bản.

Nếu bạn muốn chụp hình mùa lá đỏ thì chắc chắn không thể bỏ qua những địa điểm nổi bật tại Kyoto.


Thưởng thức mùa lá đỏ tại Kyoto


Chùa thành Thủy - Một ngôi chùa cố nhất tại Kyoto và tạo lạc giữa lưng chừng núi rất đẹp.

Chùa Bishamon-do

Đây là một ngôi chùa nổi tiếng tại Kyoto, nằm ở trên dãy Higashiyama ở vùng ngoại ô Yamashina. Ngôi chùa thờ vị thần Bishamonten là người đứng đầu Tứ đại Thiên Vương trong phật giáo.

Trong Phật giáo Nhật Bản, Bishamonten có vai trò vô cùng quan trọng và là vị thần bảo hộ việc kinh doanh thuận lợi và sự an toàn trong gia đình.


Thưởng thức mùa lá đỏ tại Kyoto


Cảnh chùa Bishamondo trong năm đều đẹp nhưng có lẽ đẹp và rực rỡ nhất là thời điểm mùa Thu – khoảng giữa tháng 11.

Cuối cùng, bạn đừng quên ghé thăm Kinkakuji - Chùa Vàng để được chiêm ngưỡng vẻ đẹp rực rỡ của mái chùa được dát vàng kiêu hãnh đang vươn mình trong nắng, soi bóng lấp láng trên mặt nước.


Thưởng thức mùa lá đỏ tại Kyoto

Lúc mới xây dựng, chùa chỉ có phần mái tầng 2 và tầng 3 được dát vàng, nhưng sau đợt trùng tu lớn ở cuối thế kỷ 19 toàn bộ mặt trong và ngoài của khối kiến trúc ba tầng đồ sộ này đều được dát vàng óng ánh, biến nơi đây trở thành một trong những nét văn hóa Nhật Bản vô cùng hấp dẫn

 

 

 

Thứ Tư, 1 tháng 3, 2017

Những điểm đến tuyệt đẹp không nên bỏ qua khi tới Nhật Bản


 Nhật Bản là quốc gia không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp của Hoa Anh Đào mà còn thu hút hàng nghìn người trên khắp thế giới với những cánh đồng hoa, hồ trên núi cao cho tới những đồi cát, làng cổ mang đậm nét đẹp của từng vùng miền. Thang Long OSC - Sẽ giới thiệu cho các bạn những điểm đến tuyệt đẹp không nên bỏ qua khi tới Nhật Bản


 Vào dịp tháng 4 hàng năm, tỉnh Fukuoka là điểm đến nổi tiếng của Nhật Bản với vườn hoa tử đằng Kawachi. Tại đây có khoảng 150 cây hoa tử đằng với 20 loại hoa khác nhau khi nở rộ chúng rủ xuống thành đường hầm hoa màu trắng tím hút hồn khách tham quan.


>>  Xem thêm:  1 sen nhật bằng bao nhiêu tiền Việt 
Tại Nagano, Hồ Happo được bao bọc bởi các dãy núi và nằm ở độ cao 2.060m so với mực nước biển. Với diện tích khá nhỏ, Happo sở hữu vẻ đẹp tựa thiên đường bởi mặt hồ phẳng lặng quanh năm soi bóng những đỉnh núi cao hơn 3.000m.


Cuối tháng 4 đầu tháng 5 khi hơn 4 triệu bông hoa nemophila nở rộ, những ngọn đồi trong công viên phủ một màu xanh tím ngút ngàn và đẹp mắt tại công viên ven biển Hitachi nằm ở quận Ibaraki. Ngoài ra, diện tích 190 ha của công viên cũng liên tục thay đổi màu sắc theo mùa.


 Con đường ánh sáng tuyết Otaru ở Hokkaido, hàng trăm ngọn nến được thắp trên con kênh trong thành phố vào tháng 2 hàng năm. Cùng với đèn lồng và những bức tượng tuyết, du khách sẽ được tận hưởng vẻ đẹp của nơi đây lung linh như trong truyện cổ tích.


 Đồi cát lớn nhất Nhật Bản Tottori-sakyu với chiều dài 16 km, rộng 2 km. Những đụn cát ở đây là sự pha trộn giữa cát và tro núi lửa trong gần 100.000 năm, sau đó được hình thành nhờ những cơn gió biển. Du khách đến tham quan có thể trải nghiệm cưỡi lạc đà hoặc chơi trượt cát.


 Hokkaido có 3 nơi trồng hoa oải hương là khu phía Đông trang trại Tomita, cánh đồng Sakiwai và vườn hoa lavender truyền thống. Riêng cánh đồng Sakiwai có 4 loại oải hương trồng theo hàng, tạo thành một thảm hoa rực rỡ.


 Được UNESCO công nhận là di sản thế giới, Ainokura là ngôi làng cổ nổi tiếng của Nhật Bản. Ngôi nhà theo phong cách truyền thống gassho cổ nhất đã ở đây khoảng 400 năm. Đến đây, du khách được chiêm ngưỡng nghệ thuật kiến trúc của người Nhật xưa với những mái nhà không dùng đinh cùng thiết kế dốc đứng để ngăn sự tích tụ của nước mưa và tuyết.


 Thị trấn Ini Tanada ở Hiroshima không chỉ sở hữu hàng trăm thửa ruộng bậc thang tuyệt đẹp mà còn nổi tiếng bởi những hạt gạo thơm ngon. Nơi đây còn thường xuyên tổ chức các sự kiện liên quan đến trồng lúa, thu hút rất đông du khách.


 Được coi là bức tranh sống động về Nhật Bản và một trong những vườn đẹp nhất ở đất nước mặt trời mọc là Khu vườn trong Bảo tàng nghệ thuật Adachi ở Shimane. Ông Adachi Zenko thành lập bảo tàng năm 1980 để thỏa niềm đam mê với cả nghệ thuật và vườn Nhật Bản.


 Một thảm hoa với hơn 800.000 cây shibazakura đủ màu nở rộ gồm hồng, trắng, tím dưới chân núi Phú Sĩ. Hàng năm, khi bông hoa đầu tiên chớm nở cũng là lúc hàng nghìn du khách đổ về khu vực Ngũ Hồ để tham gia lễ hội Shibazakura Phú Sĩ. Năm nay, dự kiến bông hoa đầu tiên sẽ nở vào ngày 18/4.


 Nằm dọc bờ biển phía bắc trung tâm thành phố Kagoshima vườn Senganen được ví như một Nhật Bản thu nhỏ với những dòng suối, ao nhỏ, đền thờ và cả một khu rừng tre. Từ đây, du khách có thể nhìn ra núi lửa Sakurajima và vịnh Kagoshima.

Thứ Hai, 27 tháng 2, 2017

Điểm đến viếng chùa đầu năm nổi tiếng tại Nhật Bản

Tại đất nước Nhật Bản, đi lễ chùa đầu năm là một nét đẹp văn hóa tại Nhật Bản. Đối với các bạn du học sinh Nhật Bản đang học tập và làm việc tại xứ sở Hoa Anh Đào không có dịp đón tết bên gia đình thì đi viếng chùa cầu an lành, may mắn vẫn luôn được giữ gìn và phát huy. Dưới đây, là một trong những ngôi chùa, đèn linh thiêng nổi tiếng khắp đất nước Mặt trời mọc được đông đảo mọi người viếng thăm.

Đền Atsuta



Được xây dựng tải tỉnh Aichi, đền Atsuta rất nổi tiếng với số lượng người đến viếng vào dịp đầu năm lên tới 2 triệu người. Điều quan trọng, đền chỉ cách ga Jingumae 5' đi bộ rất thuận tiện.
Đền Asakusa - Tokyo





Số người viếng Đền Asakusa vào dịp đầu năm ước lượng tầm 2,8 triệu lượt và cách ga Asakusa tầm 5' đi bộ.
Chùa Narita-san Shinshō-ji - Chiba


Chùa Narita-san Shinshō-ji nằm tại tỉnh Chiba Nhật bản. Cách ga Narita tầm 10' đi bộ, đây là một trong ngôi chùa có số lượng người viên thăm rất đông lên tới 3 triệu người.
Đền Itsukushima - Hiroshima



Đền Itsukushima cách ga Miyajimaguchi 25', hay đi thuyền đều được. Số người viếng ước lượng 120.000 người.
Đền Ise Jingu hay còn được gọi là Naikushogu - Mie




Đền Ise Jingu được đánh giá là một trong những ngôi đền nổi tiếng và có giá trị tâm linh đối với Nhật Bản

Trải qua hơn 2000 năm lịch sử, đền luôn thu hút số lượng lớn người Nhật đến viếng thăm. Đền sẽ tổ chức lễ đầu năm từ 31/12 đến ngày 5/1
Đền Izusan Jinja - Shizuoka

Đền Izusan Jinna luôn là địa điểm thu hút người đến cầu tình duyên vào dịp cuối năm. Từ ga Atami, các bạn phải đi xe buýt để tới đền.
Đền Suiten-gū - Tokyo

Nếu đến đền này chắc sẽ gặp rất nhiều chị em phụ nữ, lý do là bởi nơi này được cho là rất linh thiêng cho các cặp vợ chồng hiếm muộn, hay cầu mong sinh mẹ tròn con vuông. Cách ga Ningyōchō mấy phút đi bộ thôi.
Đền Fushimi Inari-taisha - Kyoto




Đền Fushimi Inari-taisha chắc quá nổi tiếng cho những ai tới Kyoto du lịch rồi nhỉ ? Cách ga Inari 5' đi bộ. Số lượng người viếng ước lượng tầm 3 triệu người.
Đền Sumiyoshi taisha - Osaka



Ở Nhật có tổng cộng hơn 2000 ngôi đền thần Sumiyoshi thì ngôi đền ở Osaka này là nổi tiếng nhất, và đây cũng là nơi có nhiều người viếng đầu năm nhất ở Osaka, ước tính hơn 2,5 triệu người. Cách ga Sumiyoshi taisha 3' đi bộ.
Đền Dazaifu Tenman-gū - Fukuoka


Trong 12000 đền mà nhiều người tìm đến để cầu nguyện thi cử tốt lành thì ngôi đền này là nơi nổi tiếng nhất trên toàn quốc, và bởi lý do đó nên đầu năm có tới hơn 2 triệu người viếng thăm. Cách ga Dazaifu 5' đi bộ.