Hoa anh đào được xem là quốc hoa và thể hiện vẻ đẹp kiên cường, tinh thần bất khuất chung của cả dân tộc Nhật Bản

Trà đạo là một văn hóa truyền thống được lưu giữ qua nhiều nền văn hóa của Nhật Bản

Sushi là một trong những món ăn không bao giờ thiếu trong các bữa ăn của người Nhật. Đặc biệt là những ngày lễ truyền thống… Sushi luôn xuất hiện trên bàn tiệc với đủ màu sắc và mùi vị.

Với người dân Nhật núi Phú Sĩ trở thành "ngọn núi thiêng", "ngọn núi thần" che chở cho nước Nhật, đem đến sự tốt lành, may mắn

Kimono – trang phục truyền thống Nhật Bản được xem là tuyệt tác thanh tao của kỹ thuật nhuộm – dệt với đường nét phù hợp với vóc dáng người Nhật Bản

Thứ Tư, 3 tháng 5, 2017

Bạn đã biết về văn hoa đi tàu điện ngầm tại xứ Phù Tang?

 Tại Nhật Bản, tàu điện ngầm là phương tiện thông dụng không thể thiếu đối với cuộc sống của mọi người, hàng ngày có gần 60 triệu người dân Nhật Bản sử dụng phương tiện này bởi nó khá rẻ, tiện lợi trong khi đấy, hệ thốn tàu ở xứ sở Hoa Anh Đào luôn lỗ lực không ngừng nghỉ của ban quản lý, hành khách mang lại một nét văn hóa độc đáo, đặc trưng riêng. Đối với những bạn du học Nhật Bản, đây có lẽ là phương tiện tốt nhất để khám phá những điểm du lịch hấp dẫn tại xứ Phù Tang.
Ga tàu siêu sạch
 Sàn ga sạch bóng loáng mặc dù không có thùng rác, trừ một số loại thùng rác đặc biệt để tái chế cạnh các máy bán tự động. Ngoài ra các nhà vệ sinh trong hệ thống nhà ga cũng được dọn dẹp liên tục, trang bị các thiết bị công nghệ cao.
Văn hóa hành khách
 Các vạch vàng gần đường ray là nơi hành khách đứng chờ tàu. Tất cả hành khách đều xếp hàng ngay ngắn, trật tự không chen lấn xô đẩy chờ tàu tới. Chính vì vậy ngay cả trong những giờ cao điểm cũng không xảy ra tình trạng hỗn loạn.




Khoang dành riêng cho phụ nữ
 Vào giờ cao đảm, để đảm bảo an toàn cho phụ  nữ, học sinh tiểu học và trẻ em các nhà ga sẽ có khu vực lên tàu riêng cho khoang này, với biển cảnh báo rõ ràng.
Giữ trật tự trên tàu
 Bạn sẽ không phải chịu đựng những cuộc nói chuyện ồn ào, ầm ĩ vì mỗi hành khách đều có ý thức giữ trật tự. Hệ thống tàu đo thì còn đề nghị hành khách chuyến tàu chuyển điện thoại sang chế đô im lặng và hạn chế cuộc nói chuyện điện thoại.
Móc chìa khóa cho phụ nữ mang thai hoặc con nhỏ
 Hệ thống tàu đô thị luôn dành những sự quan tâm đặc biệt nhất cho sức khỏe và các bà mẹ, ngay cả giai đoạn đầu của thai kì khi người khác khó nhận biết được. Hệ thống phát chìa khóa miễn phí này có biểu tượng “ Maternity Mark” cho các bà mẹ để các hành khách trên tàu chú ý tới sự an toàn của họ.
Đội ngũ nhân viên ga tàu
 Luôn sẵn sàng giúp đỡ các hành khách và nghiêm túc trong công việc là tiêu chí hàng đầu đối với nhân viên nhà ga. Công việc hàng ngày của nhân viên nhà ga là đảm bảo việc lên xuống tàu vào giờ cao điểm diễn ra suôn sẻ, an toàn. Trong đó, có một đội nhân viên đặc biệt đẩy càng nhiều người lên tàu càng tốt, tuy nhiên yếu tố an toàn vẫn được đặt lên hàng đầu.
Thẻ bằng chững trễ tàu
 Nhìn chung các chuyến tàu đều hoạt động đúng giờ. Việc tàu chậm trễ hơn 1 phút sẽ được thông báo qua hệ phát thanh công cộng. Nếu chuyến tàu chậm quá 5 phút, nhân viên tàu sẽ phát các thẻ “ bằng chứng tàu trễ giờ” cho hành khách để tránh gặp rắc rối khi tời công sở.

 Xem thêm:  1 sen nhật bằng bao nhiêu tiền Việt  

Thứ Năm, 27 tháng 4, 2017

Khám phá nền nông nghiệp xưa và nay của Nhật Bản

 Nhật Bản đang là đất nước có nền công nghiệp hàng đầu thế giới cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và ứng dụng khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, góp phần thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản chính là nền nông nghiệp và du học Nhật Bản ngành công nghệ sinh học đang trên đà phát triển mạnh mẽ.
 Kể từ sau Minh Trị Duy Tân, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp và đô thị hóa đã ảnh hưởng rất lớn tới nền nông nghiệp Nhật Bản. Tỉ lệ nông dân, đất canh tác cũng như tầm quan trọng của nông nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế đều giảm đi. Ảnh hưởng bởi xu hướng đó nhiều sự kiện và tập quán trong đời sống nông thôn tại Nhật Bản bắt đầu mất đi tầm quan trọng vốn có.


 Nông nghiệp Nhật Bản bắt đầu cùng với việc trồng lúa. Và trong số các loại cây nông nghiệp được trồng ở Nhật Bản từ thời xa xưa còn có lúa mì, lúa mạch, kê, đỗ tương, củ cải. Các nông cụ cổ nhất làm bằng gỗ hoặc đá. Khi kỹ thuật từ lục địa giúp sản xuất ra các dụng cụ bằng sắt, nông nghiệp đạt tiến bộ nhanh chóng và những vùng đất đai bị bỏ hoang suốt thời gian dài được tận dụng để canh tác.
 Từ cuối thời Heian (794-1185), những gia đình có thế lực nổi lên ở các tỉnh và trở nên giàu có nhờ sản xuất nông nghiệp. Khi kiểm soát được chính quyền trong thời Kamakura (1185-1333), họ tỏ ra quan tâm đến nông nghiệp nhiều hơn so với giới cai trị trước đó và khuyến khích nhiều cải tiến. Với sự xuất hiện của nhiều thành phố và thị trấn trong thời Edo (1603-1868), tỉ lệ dân số không làm nghề nông tăng lên và các nông dân bị đòi hỏi phải sản xuất ngày càng nhiều hơn. Tuy nhiên, hơn một nửa số gạo sản xuất ra bị thu dưới hình thức thuế đất đai và nông dân thường xuyên không còn đủ để đáp ứng nhu cầu của bản thân. Họ phải trồng thêm lúa mạch, lúa mì hoặc kê. Sản lượng nông nghiệp tăng lên nhờ những nỗ lực trong 3 lĩnh vực: khai hoang, phân bón và lai giống cây trồng.
Khám phá 10 món ăn không thể bỏ qua khi du học Nhật Bản 2017
 Trong thời kỳ Nhật Bản tích cực hướng tới hiện đại hóa sau Minh Trị Duy Tân, các phương pháp canh tác của phương Tây được nghiên cứu kỹ lưỡng. Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên của đất đai ở Nhật hoàn toàn khác so với ở phương Tây, chỉ áp dụng cách trồng cấy với kỹ thuật của nước ngoài thì không hiệu quả. Do vậy người ta thay đổi trọng tâm, trở lại coi gạo là sản phẩm chính và phát triển những phương pháp thâm canh. Nhà nước lập các trung tâm thử nghiệm để tiến hành lai ghép những loại cây nông nghiệp quan trọng.
 Trong số tất cả các chương trình cải cách sau Thế chiến 2, có lẽ Cuộc cải cách ruộng đất năm 1946 là thành công nhất trong việc tạo ra những thay đổi cơ bản và rộng khắp ở Nhật Bản. Việc phân phối lại đất đai một cách mạnh mẽ đã gần như chấm dứt tình trạng thuê đất vào năm 1949 và kết quả là khoảng 90% đất canh tác do chính người sở hữu tự trồng cấy. Tình trạng thiếu lương thực sau chiến tranh, giá cả cao, sự tồn tại của một chợ đen buôn bán gạo và lạm phát trong xã hội khi đó chính là những yếu tố tạo thuận lợi cho các nông dân Nhật Bản. Nói chung họ trả nợ cho diện tích ruộng đất mới của mình khá dễ dàng và bắt đầu đầu tư vốn để hợp lý hóa nông nghiệp.



Chính phủ giúp đỡ nhà nông bằng cách lập các chương trình hỗ trợ giá, nhất là đối với gạo. Chính phủ cũng dành sự ủng hộ mạnh mẽ cho các trường kỹ thuật nông nghiệp, các trung tâm thử nghiệm và các chương trình mở rộng. Các hợp tác xã nông nghiệp đẩy mạnh những hoạt động tích cực kể trên của chính phủ bằng cách cho vay với lãi xuất thấp và tiến hành tiếp thị theo nhóm ở cấp độ làng xã. Kết quả cuối cùng là hình thành một lực lượng nông dân tương đối dư giả, có học thức, được ưu đãi và có vốn cần thiết để mua giống mới cũng như phân bón để tăng sản lượng, đồng thời mua máy móc để giảm bớt nhu cầu về lao động.
  Nhật Bản bắt đầu bị thiếu lao động vào cuối thập niên 50, sau khi bắt đầu tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Nhu cầu lớn về lao động tại các trung tâm công nghiệp đô thị khiến cho ngày càng nhiều người rời bỏ nông thôn. Một phần lớn trong lực lượng làm nghề nông khi đó là những người trên 45 tuổi. Bên cạnh đó, rất nhiều người chỉ làm nghề này theo thời vụ và hơn một nửa lực lượng lao động là phụ nữ. Xu hướng đi xuống này kéo dài cho tới tận nay. Nếu năm 1960, 26,8% lực lượng lao động là nông dân thì đến năm 1995 chỉ còn 5,1%. Năm 1965, thu nhập từ nông nghiệp của mỗi hộ gia đình nông dân còn chiếm 48% tổng thu nhập, nhưng đến năm 1996 chỉ còn là 21,1%. Theo thống kê của Bộ nông-lâm-ngư nghiệp, tổng thu nhập bình quân mỗi năm của một hộ gia đình nông dân Nhật Bản trong năm 1996 là 6.647.400 yên, tính theo tỉ giá khi đó là vào khoảng 64.000 đôla.
Dường như nông nghiệp Nhật Bản không thể thành công nếu không có sự phổ biến của máy móc, hóa chất và những thiết bị giúp tiết kiệm lao động. Hiện tại việc canh tác hầu như được làm bằng máy. Các phương pháp canh tác truyền thống nhanh chóng nhường chỗ cho các máy cày, máy ủi và nhiều loại máy móc khác. Nhờ tất cả những yếu tố đó, tổng sản lượng gạo của Nhật Bản tăng từ 9,5 triệu tấn trong năm 1950 lên 13 triệu tấn vào năm 1975. Song mức tiêu thụ gạo tính theo đầu người đã giảm đi và chính phủ đang lo ngại với nhiều vấn đề như sản xuất quá nhiều và tồn kho quá lớn. Các nông dân được khuyến khích, có khi được trợ cấp, để chuyển từ trồng gạo sang các loại khác. Chính sách điều chỉnh sản xuất của chính phủ đã khiến bị thiếu gạo vào năm 1993 vì sản lượng gạo quá thấp. Những thay đổi về thói quen ăn uống của người Nhật cũng làm tăng mức sản xuất thịt, các sản phẩm sữa và rau quả.

 Xem thêm:  1 sen nhật bằng bao nhiêu tiền Việt  

Chủ Nhật, 23 tháng 4, 2017

Khám phá 10 món ăn không thể bỏ qua khi du học Nhật Bản 2017

 Ngoài việc được học tập và làm việc trong một môi trường hiện đại, giáo dục chất lượng cao, tiếp xúc với nền văn hóa đa dạng trên khắp thế giới...Bạn còn có cơ hội thưởng thức những món ăn ngon không thể bỏ qua khi đi du học Nhật Bản 2017

Sushi


 Tại Nhật Bản, đây là món ăn truyền thống đặc trưng và không thể thiếu trong các bữa ăn của người Nhật. Trong những ngày lễ truyền thống, Sushi được bày trên các bàn tiệc với đầy đủ các màu sắc, mùi vị khác nhau. Nguyên liệu để làm món Sushi là cơm trộn dấm kết hợp với các thành phần thức ăn khác như hải sản tươi sống, cá sống, rau củ, trứng cá và mù tạt (wasabi).

Yudofu

 Những ai đã đến tham quan, học tập tại thành phố Kyoto thì không thể bỏ qua món Yudofu. Nhìn bề ngoài thì khá giống với món đậu phụ của Việt Nam nhưng qua cách chế biến của người Kyoto lại có hương vị hoàn toàn khác. Khi ăn dùng kèm với hai loại gia vị đó là Ponzu và layfuzu kosho.

Tempura

 Tuy không nổi tiếng và được nhiều người biết đến nhưng với hương vị đặc trưng, mới lạ tempura được rất nhiều người yêu thích. Thành phần chính của món này là cá theo mùa, tôm, các loại rau củ.

Sukiyaki


>> Điểm danh 10 món bánh nổi tiếng của Nhật Bản
>> Đi du học Nhật Bản cùng những trải nghiệm vô cùng thú vị
 Món ăn này được chế biến ngay trên bàn ăn bằng cách nấu những lát thịt bò xắt mỏng kèm với các loại rau, mì sợi và đậu phụ. Các thành viên trong gia đình ngồi quây quần cùng nhau thưởng thức món ăn Sukiyaki thơm ngon.

Sashimi

 Sashimi là một trong những món ăn truyền thống của xứ sở Hoa Anh Đào. Thành phần chính của món ăn này là các loại hải sản tươi sống. Để đảm bảo sự tươi ngon trong từng miếng Sashimi, ngay sau khi bắt hải sản bằng dụng cụ riêng biệt thì phải xử lý luôn theo đúng quy trình.

Miso katsu

 Bạn sẽ có cơ hội thưởng thức rất nhiều món ăn ngon khi đi du học Nhật Bản tại vùng Nagoya. Nổi tiếng đó là món Miso katsu. Món ăn này có nguồn gốc từ Châu Âu. Thành phần chính của món Miso katsu là thịt lợn. Cách làm món này khá đơn giản. Nhúng thịt lợn qua bột, sau đó thả vào chảo dầu, chiên giòn vàng đều 2 mặt. Khi ăn thì ăn kèm với nước sốt có vị cay cay ngọt ngọt.

Kaiseki Ryori

 Món ăn Kaiseki Ryori có thành phần chính là các loại rau cá kết hợp với gia vị được làm từ rong biển và nấm. Mùi vị rất đặc biệt và hấp dẫn.

Tonkatsu

 Đây là món ăn khá nổi tiếng tại xứ Phù Tang. Với nguyên liệu chính là thịt thăn lợn và bột chiên. Cách chế biến món này rất đơn giản. Thái lát thịt lợn dày khoảng 2 cm, sau đó ướp muối, tiêu và rắc một ít bột mỳ lên trên. Tiếp theo là nhúng vào trứng, tẩm bột chiên xù cho vào chảo rán. Khi ăn thì ăn kèm với bắp cải và súp miso.

Lẩu Nhật

 Vào mùa động, đây là một trong món ăn ưa thích nhất và có nhiều đặc điểm giống lẩu tại Việt Nam. Thành phần chính là hải sản, thịt gà, thịt bò và các loại rau củ. Tùy từng sở thích của từng người mà lựa chọn cho phù hợp. Thưởng thức lẩu Nhật vào những ngày mùa đông giá rét thì thật tuyệt vời và ấm cúng.

Sanuki udon

 Chắc chắn bạn không thể bỏ qua món mì Sanuki udon khi đến thăm hoàn đảo Takamatsu của Nhật. Đặc biệt là không thể nào quên được vị ngọt thanh mát, sợi mỳ trắng ngà, dai giòn, bóng mượt được làm từ bột lúa mỳ sinh trưởng trên đảo. Thành phần chính gồm mỳ sợi, đậu rán, hành lá và tempura.

>>  1 sen nhật bằng bao nhiêu tiền Việt  

Thứ Năm, 20 tháng 4, 2017

Giới thiệu nghệ thuật gấp giấy Origami tại Nhật Bản

 Khi bạn đã yêu thích đất nước và muốn đi du học Nhật Bản cũng những trải nghiệm thú vị chắc chắn phải biết đến môn nghệ thuật đã đi vào nét đẹp văn hóa Nhật Bản - nghệ thuật gấp giấy Origami. Hãy cùng ThangLong OSC tìm hiểu thêm thông tin về Origami để biết nhiều hơn về môn nghệ thuật đặc trưng này nhé!
Tổng quát về Origami
 Origami được dùng từ năm 1880, được kết hợp từ những cách gấp đơn giản để biến miếng giấy hình chữ nhật (2 chiều), mà thường là hình vuông, thành những hình phức tạp (3 chiều), không cắt dán trong quá trình gập. Đây cũng là xu hướng của Origami hiện đại.
 Từ khi được xuất hiện, môn nghệ thuật này đã trở thành trò giải trí truyền thống của người dân Nhật Bản và dần phổ biến trên thế giới. Do vật liệu của môn này khá đơn giản nên nó dễ dàng được yêu thích ở bất cứ nơi đâu. Rất nhiều người dân Nhật Bản yêu thích trò chơi này ở nhà cũng như ở trường học.


 Cũng có nhiều ý kiến cho rằng Origami được bắt nguồn từ Trung quốc khoảng 2000 năm trước nhưng điều này không hề đúng. Quan niệm này được phỏng đoán dựa trên việc cho rằng Origami bắt đầu có ngay sau khi phát minh ra giấy, chẳng có chứng cớ nào xác minh điều này. Giấy của triều Hậu Hán chẳng cho ta thấy chút bóng dáng nào về Origami.
 Hiện nay, mọi người đã sáng tạo ra rất nhiều kiểu loại, mẫu mã và màu sắc khác nhau khi làm Origami. Những hình Origami quen thuộc hơn gọi là Orizuru và Yakko-san đã mô tả trong ukiyoe hay những đoạn của hình gấp trên kimono từ thế kỷ 18. Thật sự, Yakko-san không sống vào thời kỳ này.Cách gấp này cũng được gọi là Komoso.
Origami cũng nói về một nghi thức của giới Samura bắt nguồn từ những gia đình như Ogawara, Ise, Imagawa, và những gia đình khác. Ocho Mecho, hay Noshi, đó cũng là một phần trong nghi thức Origami này. Có rất nhiều hình được gấp với nhiều mục đích khác nhau. Những mẫu origami phức tạp có thể dùng lá kim loại mỏng thay vì giấy thường để có thể giảm độ dày của mẫu gập. Origami hiện đại thay đổi rất nhiều, các mẫu thường được gấp khi ướt (gấp ướt) hoặc sử dụng vật liệu ngoài giấy và lá kim loại. Người Nhật xem origami như một phần văn hoá và truyền thống đất nước hơn là một hình thức nghệ thuật.
 Từ khi được hình thành, môn nghệ thuật gấp giấy đã chiếm được rất nhiều cảm tình của người dân xứ sở Hoa Anh Đào. Ngày nay, Origami đã trở thành một biểu tượng nghệ thuật, nét đẹp văn hóa của Nhật Bản được đông đảo người dân trên thế giới yêu thích.

Thứ Hai, 17 tháng 4, 2017

Tại sao người Nhật không bao giờ ăn xin dù nghèo đói?

 Nổi tiếng là quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ hàng đầu thế giới chính vì vậy, sinh sống, học tập và làm việc tại Nhật Bản là ước mơ của rất nhiều người cũng như các bạn trẻ trên thế giới. Người Nhật luôn được biết đến có tính cần cù, chịu khó với tính kỷ luật cao nhưng không phải vì thế mà đất nước này không có sự phân cấp giàu nghèo, không có người vô gia cư, thiếu ăn từng bữa. Tuy nhiên, chắc chắn không bao giờ bạn nhìn thấy cảnh những người ăn xin trên đường phố xứ sở Hoa Anh Đào. Tại sao người Nhật không bao giờ ăn xin dù nghèo đói? Hãy cùng tìm hiểu lý do qua bài viết dưới đây!
>> Khám phá Nagano-Nóc nhà của Nhật Bản
>> Đi du học Nhật Bản cùng những trải nghiệm vô cùng thú vị
 Vì lòng tự trọng và nhân phẩm của mình người Nhật sẽ chẳng bao giờ ngửa tay xin ăn cho dù nghèo khó. Tại Tokyo, theo số liệu thống kê mới nhất hiện nay có khoảng 2.000 người vô gia cư, nhưng sẽ chẳng bao giờ có cảnh người tàn tật ra đường ngửa tay xin tiền, hay bạn cũng sẽ chẳng thấy đứa trẻ nào ngả mũ xin ăn bời vì họ cảm thấy làm vậy mình sẽ mất đi lòng tự trọng hay nhân phẩm của bản thân.


 Hầu hết, những người vô gia cư tại Nhật đều đã có tuổi và một số người tuổi trung niên. Vì một số lý do nào đấy khiến cuộc đời họ đi theo lối rẽ này để sống trên đường phố. Chính phủ Nhật Bản cũng có những chính sách đại ngộ đặc biệt giành cho những người vô gia cư, chương trình này được gọi là “trợ cấp nhân sinh”.
 Nếu người vô gia cư cảm thấy không đủ điều kiện sinh sống hàng ngày có thể đến chính quyền địa phương để xin trợ cấp dưới chính sách này, hàng tháng người vô gia cư và người nghèo có thể nhân lên tới 120.000 Yên (gần 1.000 USD), đủ để trang trải cuộc sống ở mức tối thiểu. Tuy nhiên, rất nhiều người đã không nhận sự trợ cấp từ chính sách nhân đạo bởi vì họ cảm thấy làm vậy mình sẽ mất đi lòng tự trọng hay nhân phẩm của bản thân.
 Theo giáo sư Shimada tại đại học Keio trả lời về vấn đề này rất đơn giản: “Thứ nhất, người Nhật Bản rất tự trọng, họ thà chết đói chứ không xin của bố thí. Thứ hai, những người ăn xin luôn là đối tượng bị coi thường nhất tại Nhật Bản và cuối cùng, tinh thần võ sĩ đạo Samurai của Nhật Bản không cho phép họ làm vậy. Họ luôn có một tâm niệm rằng: Một người cho dù đến bước đường cùng cũng không bao giờ nhụt chí”.

 Xem thêm:  1 sen nhật bằng bao nhiêu tiền Việt  

Thứ Ba, 11 tháng 4, 2017

Khám phá Nagano - Nóc nhà của Nhật Bản

 Nhật Bản là đất nước có nền văn hóa độc đáo, ấn tượng cùng rất nhiều điểm đến tuyệt đẹp không thể bỏ qua khi đến Nhật Bản đã hấp dẫn thu hút rất nhiều du khách đến chiêm ngưỡng, tham quan. Được mệnh danh là nóc nhà của Nhật Bản, Nagano là một tỉnh nằm ở miền trung của Nhật Bản, thuộc vùng Chūbu, trên đảo Honshū, xung quanh có rất nhiều ngọn núi cao trên 3000m.

Thành phố sống cùng với núi cao

 Được xem là "mái nhà" của Nhật Bản, được rất nhiều ngọn núi cao bao xung quanh chính vì lẽ đó mà nơi đây có khí hậu ấm áp hơn nhiều so với những khu vực khác vào mùa hè cũng như mùa đông là nơi có tuyết rơi nhiều nhất tại xứ Phù Tang. 


Mỗi khi mùa đông đến, tại Nagano sẽ có luồng không khí lạnh từ Xibêri thổi qua biển Nhật Bản đã biến hơi nước thành tuyết và rơi xuống.

Vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt mỹ

 Nhiệt độ trung bình của Nagano có thể lên tới 35 độ c trong khi nhiệt độ vào những buổi sáng sớm mùa hè hoặc đêm mùa đông lạnh giá có thể giảm xuống tới âm 2 độ c.
 Chính vì sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn này mà nơi đây cũng có sự thay đổi đáng kinh ngạc về tạo hóa thiên nhiên theo từng mùa.


 Mỗi khi mùa xuân về, hoa anh đào và hoa táo nở rộ tạo nên một khung cảnh vô cùng thơ mộng. Bạn có thể tận hưởng những làn gió mát thổi từ cao nguyên cùng rặng thông vào mùa hè. Vẻ đẹp của các ngọn núi càng được tôn lên nhờ cảnh lá đỏ rực rỡ...Trong khi mùa đông mang đến niềm vui được trượt tuyết xuống những sườn núi. 
 Nhờ vẻ đẹp thiên nhiên độc đáo theo từng mùa, Nagano đã trở thành điểm đến du lịch vô cùng thú vị gồm những địa điểm tắm suối nước nóng và khu trượt tuyết, rất gần 3 trung tâm đo thị lớn của Nhật Bản là Tokyo, Osaka và Nagoya.


Môn thể thao thu hút du khách đến với vùng đất này chính là Trượt băng và trượt tuyết, những môn thể thao phổ biến đối với người dân Nagano từ thời Thế chiến 2
 Ngoài ra, Nagano còn thu hút du khách nhờ các điểm du lịch như : Đền Suwa Taisha ,Thành Matsumoto,Chùa Zenkō Hồ Kizaki, Hồ Suwa, Núi Kirigamine. 
>> Tham khảo Những điều cần biết về thủ tục xin cấp visa đầu tư kinh doanh khi du học Nhật Bản

Chủ Nhật, 9 tháng 4, 2017

Tìm hiểu trò chơi truyền thống tại Nhật Bản - Kendama

Bạn yêu thích con người, văn hóa, nền kinh tế phát triển mạnh mẽ cùng hệ thống giáo dục chất lượng cao thế giới của xứ sở Hoa Anh Đào. Nếu bạn đang có nhu cầu đi du học Nhật Bản vừa học vừa làm chắc chắn sẽ không biết về trò chơi truyền thống tại Nhật Bản - Kendama. Công ty tư vấn du học Nhật Bản Thang Long OSC, xin chia sẻ một số thông tin về trò chơi truyền thống, nét đẹp văn hóa Nhật Bản qua bài viết dưới đây nhé!
Kendama là gì ?

Đây là một loại đồ chơi bằng gỗ truyền thống ở Nhật Bản, gồm một tay cầm (ken) có hình dạng như thanh kiếm nối với một quả bóng (tama) bằng một sợi dây. Bên trong quả bóng có một lỗ thông với đầu nhọn của tay cầm, hai bên tay cầm còn có 2 chén lõm với kích thước khác nhau và một chén lõm nhỏ hơn nằm ở phía đuôi của tay cầm.


Tìm hiểu trò chơi truyền thống tại Nhật Bản - Kendama

Lịch sử hình thành

Năm 1980, Kendama chính thức được Nhật Bản đưa vào hoạt động như một môn thể thao chuyên nghiệp, với hệ thống quy chuẩn riêng về dụng cụ và khung đánh giá mức độ người chơi. Có giả thuyết cho rằng, trò chơi này được khởi nguồn từ thế kỷ 16 tại Pháp nhưng cũng có quan điểm nghĩ rằng trò chơi này là thành quả sáng tạo của người Hy Lạp hay người Trung Quốc.

Tuy nhiên, vào thời kì Edo (1603-1868) tại thành phố thương mai tự do duy nhất bấy giờ là Nagasaki, Nhật Bản được tin Kendama xuất hiện từ đây.

Từ sao năm 1945, Kendama được bán trong các cửa hàng bán kẹo cùng với các đồ chơi phổ biến khác như menko, bidama và beigoma.
Cách chơi Kendama

Có lẽ, ấn tượng ban đầu với mọi người trò chơi này tương đối đơn giản nhưng thực chất trò chơi này có tới hơn 1000 kĩ thuật đi kèm và để điều chỉnh quả bóng đi theo ý mình không hề đơn giản chút nào.

Ngoài giải thưởng của Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ được trao cho người chiến thắng của cuộc thi kendama cho học sinh tiểu học, có những giải thi đấu cho cả sinh viên và người lớn được tổ chức trên khắp đất nước Nhật Bản.

Với mong muốn phát triển kendama trở thành môn thể thao nổi tiếng trên toàn thế giới, Hiệp hội Kendama Nhật Bản thông qua hàng loạt các hoạt động thúc đẩy giao lưu văn hóa và tuyên truyền cho Kendama.


Hiện nay, Kendama được sản xuất với số lượng nhiều nhất thế giới mà Nhật Bản còn thiết kế ra rất nhiều kiểu dáng Kendama khác nhau: “kendama bóng chày” được làm hoàn toàn thủ công mang hình dạng của gậy đánh bóng chày; “kendama kinh dị” có một khuôn mặt đáng sợ được vẽ trên quả bóng.